Nhà Trần là một trong những triều đại thịnh trị nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam. Trong 175 năm trị vì với 12 đời vua và 7 năm thời Hậu Trần với 2 đời vua, các vua nhà Trần đa phần đều là những con người tài hoa, anh minh và yêu nước thương dân, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc gắn liền với những chiến công lẫy lừng khi ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thắng lợi. Những chiến công đó đã làm nên khí thế oai hùng, mạnh mẽ, hào sảng của thời đại nhà Trần mà lịch sử vẫn gọi là Hào khí Đông A – Hào khí nhà Trần. Và những con người làm nên hào khí ấy chính là vua tôi, là quân tướng nhà Trần, là quần chúng nhân dân Đại Việt.

          Nói đến những thành tựu nổi bật trong 175 năm trị vì đất nước của triều Trần phải kể đến ba lần chiến thắng quân Mông – Nguyên xâm lược. Đồng thời tiếp nối những thành tựu của triều Lý trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, pháp luật…nhà Trần đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc.

Trong số những vị tướng tài dưới triều Trần, tiêu biểu nhất phải kể đến Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Ông không chỉ nổi tiếng về tài cầm quân thao lược mà còn là vị tướng có trái tim nhân hậu, rất mực yêu nước thương dân.

          Trần Quốc Tuấn (1228 – 1300), tước hiệu Hưng Đạo đại vương, là một nhà chính trị, nhà quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288.

          Năm 1300. Trước lúc qua đời, ông khuyên Trần Anh Tông: “Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Ngoài ra, ông còn để lại các tác phẩm kinh điển như Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư đặt nền móng cho nghệ thuật quân sự Việt Nam kể từ thời Trần đến ngày nay.

Ông là tác giả của những tác phẩm viết về binh pháp như “Binh thư yếu lược”, “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” nhưng cũng là chủ nhân của những lời hịch chí tình, chí lí, nhân văn, cao thượng, làm nức lòng người.

          Bài “Hịch tướng sĩ” được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285): Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân, vì vậy ông đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc.

Chính vì thế, sau khi qua đời, ông được nhân dân “thánh hóa” thành “Đức Thánh Trần” và được thế giới tôn vinh là 1 trong 10 vị tướng kiệt xuất nhất mọi thời đại.

Để tưởng nhớ công ơn của vua quan nhà Trần, nhân dân ta đã lập đền thờ các vị ở nhiều nơi. Một trong số đó là Đền Trần – Nam Định.

Đền Trần – Nam Định

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *